Ngành Dược sĩ- Ngành học mang lại nhiều cơ hội trong tương lai
Ngành Dược sĩ đang là một trong những ngành học được nhiều bạn học viên và phụ huynh quan tâm hơn cả vì hiện nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của con người ngày càng tăng cao. Như một điều hiển nhiên, “Học ngành Dược làm gì khi ra trường?” là câu hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với những ai đang muốn tìm hiểu, theo đuổi và gắn bó với ngành học hấp dẫn này.
1. Ngành Dược sĩ là gì?
Có thể nói “Ngành Dược sĩ là gì?” là câu hỏi mà các bậc phụ huynh và học sinh THPT thường xuyên được đặt ra trong quá trình xác định nghề nghiệp tương lai của mình. Dược học được phát triển trên nền tảng của nhiều ngành khoa học khác nhau.
Khác với việc làm bào chế thuốc đông y truyền thống, ngành dược phẩm hiện đại chủ yếu dựa vào công nghệ bào chế và sản xuất thuốc hiện đại. Đồng thời, đây là lĩnh vực nghiên cứu liên quan chặt chẽ đến công việc sản xuất sản phẩm xin phòng và điều trị bệnh.
Vì vậy, có thể nói học ngành Dược là đóng góp trực tiếp vào hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Từ xưa, người ta vẫn nói “Nhất y, Nhì dược” là để chỉ tính cần thiết và sự trọng vọng của xã hội với hai ngành cao quý này.
2. Ngành Dược sĩ học trong bao lâu?
Theo quy định của Bộ Giáo dục đố với hệ chính quy thì thời gian học cao đẳng Dược sinh viên sẽ cần 3 năm để có thể hoàn thành chương trình học. Khoảng thời gian này được các chuyên gia cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng đủ để học viên được trau dồi kiến thức.
Học Cao Đẳng Dược văn bằng 2, bạn sẽ có thời gian rút ngắn và linh hoạt. Nếu như so với hình thức học khác như Cao Đẳng hoặc Đại Học, thời gian học văn bằng 2 cao đẳng dược được rút ngắn hơn. Phần lớn những trường cao đẳng dược đều được đào tạo văn bằng 2 theo hình thức tín chỉ. Ngoài giờ hành trường, những trường đều mở thêm lớp học tối và cuối tuần. Người học có thể linh hoạt đăng ký thời gian học thích hợp với lịch trình.
Sau khi hoàn thành tốt nghiệp, sinh viên sẽ được cấp bằng Cao Đẳng Dược. Các bạn sẽ có cơ hội được ra trường làm việc theo ngành nghề phù hợp hoặc có thể liên thông lên ngành Dược hệ Đại học.
3. Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Dược sĩ.
Như chúng ta đã biết, dược là sự tổng hợp của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản nhất là hóa học và sinh học, dựa trên hai ngành này con người vận dụng kiến thức của mình để điều chế các loại thuốc phục vụ sức khỏe con người.
Nhiều người quan niệm học Dược chỉ có thể mở hiệu thuốc hoặc bán thuốc tại nhà. Tuy nhiên, viên thuốc được hình thành trên dây chuyền sản xuất. Sau đó được phân phối đến người tiêu dùng qua nhiều công đoạn. Vì vậy, công việc của một dược sĩ cũng vô cùng đa dạng.
Ngoài ra, làm việc trong ngành Dược phẩm đồng nghĩa với việc bạn có nhiều cơ hội thể hiện bản thân và phát triển khả năng kinh doanh cá nhân. Nhiều người học ngành Dược thích kinh doanh dược sau khi tốt nghiệp hơn là thuê nhà ở công ty.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, tỉ lệ dược sĩ của nước ta hiện chỉ đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Sự thiếu hụt nhân lực ngành Dược tại các bệnh viện, trung tâm y tế và công ty dược phẩm càng trở nên trầm trọng khi các công ty sản xuất và cung ứng thuốc của nước ngoài đang đẩy mạnh chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
4. Ngành dược ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, tùy vào nguyện vọng và năng lực cá nhân học viên học Dược sĩ có thể đảm nhận ở nhiều vị trí công việc khác nhau như:
- Làm việc tại Bệnh viện: Dược sĩ lâm sàng chịu trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc, tham vấn với bác sĩ trong việc kê toa, cảnh báo tương tác, hướng dẫn dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt.
- Làm việc tại cơ sở sản xuất: Dược sĩ sẽ nghiên cứu quy trình sản xuất, công thức, dạng bào chế, hoạt chất mới, theo dõi quy trình sản xuất, đảm bảo thuốc sản xuất ra đạt chất lượng, nuôi trồng, chiết xuất dược liệu,…
- Làm việc tại các trường y dược: công tác tại khoa dược của các trường y dược với vai trò là giảng viên, kỹ thuật viên,…
- Làm việc tại viện, trung tâm kiểm nghiệm: Dược sĩ có vai trò kiểm tra chất lượng thuốc, phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, nghiên cứu và phân tích thành phần thuốc…
- Tại cơ sở kinh doanh: Dược sĩ làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu.
Ngoài ra sinh viên sau khi ra trường còn có thể đảm nhận với nhiều vai trò như: Trình dược viên, Nhân viên tư vấn dược, các đơn vị có nhu cầu sử dụng Dược sĩ trình độ đại học. Đó cũng chính là lý do ngành Dược vinh dự nằm trong top những ngành có triển vọng trong tương lai.
5. Hồ sơ và thủ tục đăng kí học Dược
Hồ sơ đăng ký dự tuyển bao gồm:
- 2 bản photo sơ yếu lí lịch (theo mẫu bên trường) chứng thực.
- 2 bản photo CCCD gắn Chip.
- 2 bản photo giấy khai sinh.
- 2 bản photo bằng tốt nghiệp CĐ và bảng điểm tương ứng.
- 2 bản photo bằng Tốt Nghiệp THPT và học bạ tương ứng.
- 2 bản giấy khám sức khỏe (không quá 6 tháng).
- Hình thẻ phông nền xanh (mặc áo sơ mi) 3×4 (4 tấm), 4×6 (4 tấm) – viết thông tin sau ảnh.
Các bạn đăng ký tư vấn và nộp hồ sơ liên hệ bộ phận đào tạo tuyển sinh theo số hotline: 0967.975.115 (Cô Mai)
Đăng ký online vui lòng truy cập: https://forms.gle/comFeQMPn2i1jh6k9 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Xem thêm: THÔNG TIN TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC